1/ Vì sao nên ủ đất vi sinh bản địa?
· Đất vi sinh bản địa là gì?
· Đất vi sinh bản địa là hỗn hợp đất, giá thể, phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh phân giải đối kháng được phối trộn và ủ hiếu khí nhằm tạo ra một loại đất (giá thể) có tỉ lệ vật chất, độ tơi xốp, vi sinh vật và dinh dưỡng phù hợp cho mọi loại cây sinh trưởng và phát triển.
Tóm lại, đất vi sinh bản địa như một loại phân hữu cơ vi sinh. Ứng dụng tại địa phương mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, tiết kiệm mà chúng ta có thể tạo ra dễ dàng.
Những lợi ích mang lại cho đất và cây trồng?
+ Lợi ích cho đất:
· Tạo nguồn giá thể hữu hiệu giúp giữ ẩm và cung cấp độ mùn cho đất;
· Bổ sung keo đất, tạo độ liên kết giúp đất tơi xốp;
· Phục hồi tầng đất mặt, phân giải đất bó cứng;
· Trung hòa pH, EC;
· Tăng khả năng giữ nước, thoát nước chủ động cho đất;
· Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ dễ hấp thụ cho đất;
· Cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulozo;
· Hạn chế nấm bệnh hại phát triển trong đất;
· Phòng trừ triệt để tình trạng nấm bệnh phát sinh trên đất trồng bị thoái hóa.
+ Lợi ích cây trồng:
· Cung cấp nguồn giá thể hữu hiệu, tơi xốp giàu dinh dưỡng giúp cây phát triển;
· Bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng dễ hấp thụ cho cây;
· Tái tạo bộ rễ giúp cây nhanh bám đất, cứng cây;
· Phân giải dinh dưỡng và nấm đối kháng giúp cây hạn chế nấm bệnh về rễ;
· Môi trường thuận lợi cho hệ rễ và vi sinh rễ phát triển đồng bộ;
· Bổ sung kịp thời nhanh chóng giúp phục hồi đất cũ, giúp cây phát triển trở lại.
+ Những lợi ích mang lại cho người trồng trọt:
· Chủ động được nguồn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh có lợi trong canh tác;
· Tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm vi sinh, quản lý canh tác nông nghiệp;
· Làm chủ được khu vườn và nguồn giá thể hữu hiệu để sản xuất giống cây trồng;
· Tạo nguồn phân bón chất lượng, hiệu quả và lâu dài ứng dụng vào nuôi trồng nông nghiệp.
2/ Cách Ủ Đất Vi Sinh
Dụng cụ và nguyên liệu:
Khu vực ủ: dưới tán cây ăn trái, có mái che mưa nắng, tạo luồng thoát nước, tránh ngập úng, xây tường cao 25 cm, đáy lót bạt hoặc tráng nền.
Nguyên liệu: Phân trùn quế 100kg; phân bò khô 100kg, phân gà 30kg; lân 3kg; cát sông 100kg; đất trồng địa phương 500kg; Sômin 1 lít; mật đường 5kg; cám gạo mịn 2 kg.
Tiến hành Ủ Đất Vi Sinh
B1: Chuẩn bị khu vực ủ, cho hết 500kg đất trồng + 100kg cát sông + 5kg lân trộn đều vun đống sau đó tạo hố nhỏ ở giữa.
B2: cho hết 100kg phân bò khô + 30 kg phân gà + 100kg phân trùn quế vào hố nhỏ, tiến hành vừa đổ vừa đảo trộn đều đống ủ.
B3: pha 1 lít Sômin + 5kg mật đường và 100 lít nước khuấy đều, tiến hành tưới đều lên đống ủ, kiểm tra độ ẩm từ 50-60% là tốt nhất.
B4: Ủ thời gian 45-60 ngày là bắt đầu sử dụng được. Lưu ý thường xuyên tưới nước và rải cám gạo lên đống ủ 15 ngày/lần.
B5: Trong quá trình sử dụng, bổ sung thêm cát sông, đất trồng địa phương và phân bò khô để đảm bảo khối lượng như đóng ủ ban đầu.
Cách sử dụng Đất Vi Sinh:
Phương pháp dùng: Dùng khi xuống bầu giống, cải tạo đất thoái hóa, hỗ trợ trị bệnh về rễ, giải độc đất, canh tác hữu cơ.
Cách sử dụng: bón 2-5kg/gốc, 2-3kg/m2. Tăng sinh kèm Sômin để phun phòng bệnh, cải tạo đất, tăng tốc độ phát triển cây trồng.
Sử dụng như 1 loại phân hữu cơ vi sinh và thay thế đất thoái hóa làm đất mặt. Làm giá thể bầu ươm, nuôi cấy vi sinh bản địa.
TQCC
Xem thêm các bài viết khác:
Comments