Ngày nay việc xử lý rác hữu cơ tại nhà đang ngày càng quan trọng hơn khi mà các bãi rác đang trở nên quá tải và không thể xử lý nổi nguồn rác thải hữu cơ mỗi ngày từ các đô thị. Đồng thời việc xử lý rác thải hữu cơ cũng mang lại nguồn phân bón hữu cơ cho các cây trồng tại gia đình lâu dài và miễn phí.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH NUÔI TRÙN QUẾ MỚI:
Mô hình nuôi trùn quế diện tích nhỏ thích hợp nuôi trùn xử lý rác thải ở đô thị, mô hình nuôi trồng trang trại gia đình khép kín, nhanh chóng tiện lợi.
- Làm phẳng bề mặt đáy bạc nuôi, cho 1 lớp cát xây dựng (cát sông) dày khoảng 3 - 5cm xuống đáy bạc tưới ẩm, nhớ làm lổ thoát nước dưới đáy bạc.
- Chuẩn bị lưới nhựa (lưới chắn bụi công trình, dưới chắn côn trùng nông nghiệp, lưới mùng) phủ lên lớp cát đảm bảo vừa bề mặt nuôi …
- Cho phần sinh khối trùn quế lên trên để nuôi (1.2m2 cho 25-30 kg sinh khối là hợp lý), trải đều khắp bề mặt, tưới nước vừa ẩm.
- Chuẩn bị mái che tránh nắng, mưa, nên nuôi dưới bóng râm, tán cây là tốt nhất.
Cách thức nuôi:
- Chuẩn bị nguồn thức ăn: rác hữu cơ gia đình, cơm trắng, xác bã đậu, bột sắn, rau thừa, lá cây, rơm mục, trong đó thức ăn tốt nhất là phân động vật ăn cỏ đã ủ…
- Thời gian 2-5 ngày cho ăn 1 lần tùy vào loại thức ăn, khi cho trùn ăn tránh tình trạng rãi thức ăn phủ kín hết bề mặt nuôi trùn, nên dành không gian cho trùn trao đổi khí. Đối với thức ăn động vật nên ngâm trong nước trước khoảng 1 tuần. Các loại thức ăn có nhiều chất xơ cần ủ từ 1-3 tháng.
- Nên thăm trùn thường xuyên đảm bảo trùn tiêu thụ thức ăn tốt và kiểm tra độ ẩm phù hợp, đề phòng nguồn thức ăn không tốt phát sinh khí độc gây ảnh hưởng đến trùn. Tránh dùng những loại thức ăn đã nấu chín, hoặc có nguồn gốc từ động vật.
Trùn Quế Củ Chi
Comments