top of page

Kỹ thuật trồng ớt mùa mưa đạt năng suất cao bằng chế phẩm sinh học

Đã cập nhật: 14 thg 11, 2022



Mùa mưa, thời tiết bất thường ớt dễ bị bệnh, thối nhũn, thán thư, các bệnh do nấm. Để trồng ớt đạt năng suất cao, chúng ta nên có biện pháp phòng bệnh cho ớt, đẻ tránh khi ớt bị bệnh thì khó chữa mà cây yếu, năng suất thấp. Chúng tôi xin chia sẻ cụ thể cách trồng ớt đạt năng suất cao bằng chế phẩm sinh học.

Hướng Dẫn cách phòng trị bệnh ở bằng phương pháp sinh học


Đối tượng sử dụng: ớt kiểng nhiều màu, ớt hiểm, ớt đà lạt, ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa.


Thời vụ

Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 - 12, trồng tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5 đến tháng 6 - 7.

Vụ Hè Thu: Gieo hạt tháng 6, tháng 7; trồng tháng 8 - 9, thu hoạch tháng 1, tháng 2.


Vườn ươm

Dùng giống có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao. Trước khi gieo, xử lý hạt bằng Sômin ( 4ml/ 2 lít nước ) hoặc nước sôi 50 độ C. Làm đất kỹ, bón lót phân trùn quế 0.5kg/m2, gieo hạt 0,5 - 0,6 g/m2. Sau khi gieo, phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ trên mặt luống. Cây con được 1 - 2 lá thật, tiến hành tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3 x 4 cm. Cây giống có 5 - 6 lá thật thì đem trồng (khoảng 25 – 30 ngày sau gieo).

Làm đất, bón phân, trồng

Phơi ải đất, làm đất kỹ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 20 cm. Trồng hai hàng với khoảng cách 0,6 x 0,4 m.


Bón phân

Phân bón chỉ sử dụng phân trùn quế và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân tươi. Lượng phân bón cho một 1000m2 là: 500kg phân trùn và dịch Sômin.


Bón lót: Toàn bộ phân trùn + lân.

Làm đất, xuống bầu: Tưới gốc: 300cc/100 lít nước tưới cho 2500m2 - Tiến hành làm đất, lên luống, tưới trực tiếp trên luống rồi xuống bầu. - Sau khi xuống bầu tưới gốc => ngăn ngừa tuyến trùn hư rễ. - 10 ngày đầu khi ra bầu tưới gốc 3 lần và phun lá 2 lần thời gian tưới gốc và phun lá xen kẽ nhau => giúp cứng cây, tạo mầm chồi, rễ nhanh bám đất.

Phòng bệnh ớt con bằng phương pháp sinh học

Giai đoạn 10- 40 ngày tuổi: Tưới gốc : 300cc /100 lít nước tưới cho 2500 m2, chiều mát. Phun Lá :100cc /25 lít nước, phun cho 500 m2, chiều mát. + Tiến hành tưới gốc 3-5 ngày 1 lần + Phun lá 5-7 ngày/lần với tháng nắng, 3-4 ngày/lần với tháng mưa. Đặc biệt sau mưa nên phun liền để ngừa thán thư, nấm , phấn trắng.

Giai đoạn 40 ngày trở đi Tưới gốc : 300cc /100 lít nước tưới cho 2500 m2, chiều mát Phun Lá :200cc /25 lít nước, phun cho 500 m2, chiều mát + Tiến hành tưới gốc 3-5 ngày 1 lần + Phun lá 5-7 ngày/lần với tháng nắng, 3-4 ngày/lần với tháng mưa. Đặc biệt sau mưa nên phun liền để ngừa thán thư, nấm , phấn trắng.


Giai đoạn đang thu hoạch: 75-80 ngày trở đi Tưới gốc : 300cc /100 lít nước tưới cho 2500 m2, chiều mát. Phun Lá :150-200cc /25 lít nước, phun cho 500 m2, chiều mát. + Tiến hành tưới gốc 7 ngày 1 lần => dưỡng cây dưỡng trái + Phun lá 5-7 ngày/lần với tháng nắng, 3-4 ngày/lần với tháng mưa, cả trong qua trình cây đậu bông, đậu trái => tăng năng suất chất lượng, trái to bóng hạt nhiều. Đặc biệt sau mưa nên phun liền để ngừa thán thư, nấm , phấn trắng, thúi m. + Cây đang ra bông phun giúp đẩy nhanh sự thụ phấn, cây có hiện tượng rụng cánh bông đồng loạt 3-7 ngày sau đậu trái đồng loạt. + Trước thu 10 ngày: pha 2- 4kg phân NPK (20-20-15) thêm 200cc chế phẩm Sinh học Sômin cho 100 lít nước tiến hành tưới gốc cho 2500m2 => ngăn ngừa cháy lá do phân hóa học. + Sau thu hoạch tiến hành phun lá bình thường theo liều lượng.

Lưu ý: - Phun vào chiều mát, sau mưa để ngăn nấm bệnh, phấn trắng, thán thư. - Sử dụng dịch đã pha trong 24h - Rửa sạch, phơi khô dụng cụ phun tưới. - Có thể dùng chung với các loại thuốc chuyên trị nấm bệnh hóa học để tăng thêm hoạt tính.

Lê Đức Trọng

bottom of page