Chế phẩm sinh học Sômin chứa acid amin, dinh dưỡng khoáng, vi vinh vật có lợi giúp rau lớn nhanh, tăng khả năng kháng nấm bệnh, phòng các bệnh như thối nhũn, bệnh về nấm, an toàn sinh học, năng suất cao.
Đối tượng sử dụng: các loại rau ăn lá như các loại rau cải, xà lách, mồng tơi, rau muống, rau ngót, rau dền,...
1. Thời vụ:
Rau Ăn lá có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ Hè phải có giàn che nắng, hệ thống nước tưới đẩy đủ.
2. Đất trồng:
Có thể trồng rau ăn lá trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất phải tơi xốp, nhiều mùn dễ thoát nước trong mùa mưa và chủ động tưới tiêu trong mùa khô.
3. Ngâm giống:
· Vô đất theo tỷ lệ 1/3 đất mịn, xốp + 1/3 phân Hữu cơ + 1/3 (tro +lân), trong đó 70% tro + 30% lân. Trộn thêm 150ml Sômin +1 lít nước cho 100kg giá thể đã trộn.
· Để tăng tỷ lệ nẩy mầm tiến hành ngâm hạt bằng Sômin (10ml/ 2lit nước ấm) trong 3-4 giờ, ủ trong thời gian 24h.
4. Bón phân:
- Lượng phân bón lót cho 1 sào (1000m2): Phân trùn 200kg; Super lân 3kg. Dùng 150ml/bình 20 lít nước phun đều khắp mặt luống trồng (phun 2 bình).
- Phun Lá :
· Lần đầu 150ml/bình 20 lít nước phun cho 500 m2, phun chiều mát sau khi xạ 7-10 ngày hoặc sau cấy 2-4 ngày.
· Lần hai (sau 5 ngày) pha 100ml/bình 20 lít phun đều khắp mặt luống rau.
· Lần tiếp theo 100ml/bình 20 lít phun đều đặn 5-7 ngày/lần.
- Tưới Gốc: 300ml /100 lít nước tưới cho 2500m2, tưới 4-5 ngày/lần.
- Tình trạng cây bị nấm bệnh ở lá và sâu hại: dùng 150ml/bình 20 lít nước phun đều khắp mặt luống 2 ngày 1 lần làm liên tục 3 lần.
Chú ý: Tùy tình hình sinh trưởng của cây có thể tăng hoặc giảm lượng phân hoặc kết hợp phân NPK, trung vi lượng cho phù hợp với từng giai đoạn và đặc tính sinh trưởng của từng loại rau màu.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
· Sâu ăn tạp: cần phát hiện sớm ổ sâu mới nở,
· Bệnh thối nhũn: thường xuất hiện trên ruộng cải thìa sạ dày, đất thoát nước kém, bệnh phát triển nặng trên rau bón thừa đạm. Khi phát hiện nên nhổ bỏ ngay tránh lây lan. Phải hạn chế tưới nước.
· Một số sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn vi khuẩn.
· Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh với cây trồng khác họ cải. Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng Sômin:
· Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.
· Trước khi phun SÔMIN cho cây trồng cần lắc đều chai trước khi sử dụng.
· Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun SÔMIN.
· Phun Sômin dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt.
· Trong thời kỳ xử lý đất có thể phun theo hàng, theo hốc đã bót lót, nếu không có điều kiện phun toàn bộ bề mặt luống.
· Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều.
· Đối với những cây mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, Có thể pha với Sômin để phun trừ bệnh cho rau.
· Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.
TQCC
Xem thêm bài viết liên quan:
Comments